Bạn đang theo học thiết kế điện nước? Bạn cảm thấy học thiết kế điện nước thật khó khăn, khó nắm vững kiến thức. Đừng lo, hãy dành thời gian khoảng 5 phút để cùng với chúng tôi tìm hiểu hết bài viết dưới đây bạn sẽ có cho mình câu trả lời đầy đủ nhé.
Học thiết kế điện nước nhanh chóng, hiệu quả
Để có thể học thiết kế điện nước tốt nhất thì trước khi bắt đầu các bạn cần có thái độ học tập thực sự nghiêm túc nhé.
Kế đó, khi tham gia học tập tại các trung tâm, học viên cần tập trung nghe giảng để có thể nắm vững kiến thức lý thuyết, kỹ năng thực hành.
>>> Xem thêm: Cách nhanh nhất để học nghề điện nước tại Hà Nội
Dù học ở đơn vị nào các bạn cũng cần tập trung nghe giảng, chứ không phải chăm chăm cặm cụi ghi chép mà không hiểu người giảng đang nói về vấn đề gì.
Nếu như thế thì kết quả tất yếu sẽ là chúng ta chỉ có thể nghe thấy nhưng không thể hiểu, nếu có thể thì chỉ là qua loa chứ không hiểu sâu được vấn đề.
Bên cạnh đó, trên thực tế, chỉ khi nào bạn đọc có thể hiểu sâu kiến thức thì các bạn mới luôn nhớ và biết cách để áp dụng chúng vào từng hoàn cảnh cụ thể cho phù hợp.
Như vậy, để tiếp thu tốt nhất thì các bạn hãy tập trung nghe giảng để tăng thêm hiệu suất tiếp thu.
Ghi chép cẩn thận, hiệu quả
Nhiều bạn trẻ cho rằng: học thiết kế điện nước cần tập trung vào thực hành, thế nhưng bên cạnh việc nắm vững từng thao tác thực hành thì bạn đọc cũng cần phải ghi chép lại các kiến thức lý thuyết.
Việc các bạn ghi chép hiệu quả đồng nghĩa với việc các bạn nắm lại kiến thức thêm một lần nữa, sắp xếp kiến thức một cách linh hoạt nhất.
Ngay từ những bài học sửa chữa, thiết kế trên lớp, nếu có bất cứ gì cần note lại các bạn hãy ghi lại vào sổ nhé, tuy nhiên bản thân các bạn cũng không phải ghi chép dày đặc cả trang giấy.
Ghi nhiều những kiến thức lan man, chính các bạn vừa mất thời gian vô ích, lại phí sức. Vì thế, cho nên, các bạn hãy tập sử lý nhanh vấn đề, nên tóm gọn trọng điểm của bài học và chỉ cần ghi lại những điều chính yếu vào vở nhé.
Học kiến thức thiết kế điện dân dụng từ cơ bản đến nâng cao
Lượng kiến thức trong thiết kế điện dân dụng rất nhiều, bao gồm lượng kiến thức từ căn bản đến nâng cao, chính vì thế nếu muốn đi đường dài các bạn cần phải bắt đầu từ kiến thức căn bản.
Chỉ khi các bạn có nền tảng căn bản, đi từ dễ đến khó thì về sau bạn gặp bất cứ vấn đề gì, cũng có thể giải được. Như vậy, các bạn hãy bắt đầu với kiến thức nền tẳng thật vững vàng sao cho thật nhuần nhuyễn rồi từ từ mới học nâng cao lên.
>>> Xem thêm: Khóa học điện nước Chuyên Sâu | Trường Dạy nghề số 1
Nội dung khóa học điện dân dụng bao gồm:
Chuyên đề 1. Điện cơ bản:
Ở chuyên đề này, bạn đọc cần tìm hiểu các kiến thức về dòng điện, điện áp, công suất: tìm hiểu về khái niệm ý nghĩa vật lý, ký hiệu, tìm hiểu về các đơn vị đo, cách đo bằng đồng hồ vạn năng… Nắm vững kiến thức an toàn điện.
Chuyên đề 2: Điện tử cơ bản:
Ở chuyên đề này học viên được tìm hiểu về linh kiện điện tử: điện trở, tụ điện, tìm hiểu về cuộn dây, biến áp, điốt, bóng bán dẫn… Đồng thời học viên còn được tìm hiểu về cách sử dụng đồng hồ vạn năng để kiểm tra. Các mạch điện cơ bản bao gồm: mạch khuếch đại và dao động… Cách hàn
Chuyên đề 3. Thiết bị nước:
Ở chuyên đề này, học viên được tìm hiểu về chất lỏng và nước: nắm rõ khái niệm, tính chất, phân loại. Áp lực nước. Cùng với đó, học viên được tìm hiểu về cấu tạo, nguyên lý làm việc các bộ phận của đường ống dẫn nước: ống, cút, tê, măng sông, chếch và thu…
Với những thông tin trên đây, chúng tôi mong rằng bạn đọc hoàn toàn có thể có thêm cho mình một vài gợi ý nhỏ, hữu ích trong quá trình các bạn học tập.